Du lịch Việt Nam| Du lịch nước ngoài| Cho thuê xe|Tổ chức sự kiện| Du lịch miền Tây| Du lịch miền Bắc

Du lịch Việt Nam| Du lịch nước ngoài| Cho thuê xe|Tổ chức sự kiện| Du lịch miền Tây| Du lịch miền Bắc

Du lịch Việt Nam| Du lịch nước ngoài| Cho thuê xe|Tổ chức sự kiện| Du lịch miền Tây| Du lịch miền Bắc

  •   Hotline 24/7: 0906871366
Lịch Tour khởi hành hàng tuần
First slide
First slide
First slide
First slide
MIỀN NAM - CÁI NÔI DÒNG NHẠC BOLERO

Bolero hay Dòng nhạc Bolero là một điệu nhạc có nguồn gốc từ Tây Ban Nha du nhập sang Mỹ Latinh. Sau đó, du nhập vào Việt Nam từ cuối thập niên 1950. Điệu Bolero được sử dụng phổ biến nhất trong các bài nhạc vàng tại miền Nam Việt Nam.
Điệu Bolero thường hay bị nhầm lẫn với khái niệm nhạc vàng, nhạc sến. Nhiều người xem nó như một dòng nhạc riêng biệt và thường gọi là dòng nhạc Bolero hoặc dòng nhạc trữ tình - Bolero. Còn theo Ca sĩ - nhạc sĩ Duy Mạnh thì "Thực ra nó là dòng nhạc trữ tình mang âm hưởng giai điệu quê hương. Đến bây giờ nó vẫn chưa có một cái tên chính thức để gọi, hầu hết mỗi người gọi theo một kiểu khác nhau".
Đặc điểm quan trọng của những bài hát viết bằng thể điệu Boléro ở Việt Nam là:
+ Hầu hết các bài hát theo điệu boléro đều mang đậm chất dân ca, chủ yếu dân ca của Nam Bộ, rất ít ca khúc thính phòng hoặc nhạc nhẹ.
+ Giai điệu cấu trúc đơn giản, tiết tấu đều đều, chậm, thường là nhịp 4/4, ít biến đổi nhịp, ít quãng cao, dễ hát, khi hát thường luyến láy, cho mềm mại và mùi mẫn, không thích hợp lối hát châu Âu.
+ Lời ca bình dân, có nhiều vần và dễ thuộc, dễ nhớ, đa số là kể chuyện...
Tại Việt Nam, điệu boléro du nhập vào miền Nam Việt Nam vào khoảng thập niên 1950. Không có tài liệu nào cho biết chính xác bài đầu tiên là bài gì. Tuy nhiên, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển cho rằng bài "Duyên quê" của Hoàng Thi Thơ có thể là bài đầu tiên. Trong khi đó, nhà nghiên cứu Trần Thị Vĩnh Tường lại cho rằng bài boléro đầu tiên ở Việt Nam là bài "Xóm đêm"của Phạm Đình Chương. Theo nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 thì "Người đầu tiên nghĩ ra boléro là Lam Phương rồi Trúc Phương" và "Bolero của Việt Nam khác Bolero của Tây Ban Nha hay Nam Mỹ ở chỗ Boléro Việt Nam rất chậm". Nhạc theo điệu bolero cũng có thể hát theo điệu khác như rhumba, hay chachacha. Xin nói thêm hiện nay Nhạc sĩ Trúc Phương còn được xem là "Ông hoàng dòng nhạc Bolero" và Jang Mi được xem là "Thánh nữ Bolero", Quỳnh Trang được xem là "Thiên thàn Bolero",...
Cứ thế, nhiều ca khúc miền Nam viết theo điệu boléro lần lượt ra đời. Từ thập niên 1960 đến thập niên 1970 là những năm đỉnh cao của giai điệu này. Lúc đó rộ lên phong trào "Thời trang nhạc tuyển" mà những bài nhạc boléro được được thâu một cách đại trà vào băng cassette hoặc đĩa vinyl. Một số ca khúc tiêu biểu là Những đồi hoa sim (Dzũng Chinh phổ thơ Hữu Loan), Tàu đêm năm cũ, Nửa đêm ngoài phố (Trúc Phương), Thành phố sau lưng (Hàn Châu), Áo em chưa mặc một lần (Hoài Linh), Xuân này con không về (Trịnh Lâm Ngân), Đêm buồn tỉnh lẻ (Bằng Giang - Tú Nhi), Vòng nhẫn cưới, Đêm lang thang, Không giờ rồi (Vinh Sử), Hoa sứ nhà nàng của Hoàng Phương,..
Từ năm 2013 đến năm 2018, hàng loạt chương trình truyền hình hát nhạc theo điệu Bolero hay nhạc có nguồn gốc điệu Bolero xuất hiện như chương trình Solo cùng Bolero của đài Truyền hình Vĩnh Long là một ví dụ. Mong rằng trong tương lai nhiều ca sĩ, nghệ sĩ và những người đam mê dòng nhạc Bolero sẽ làm cho dòng nhạc phát triển mãi với thời gian. (Sưu tầm - Wikipedia)

Đánh giá về sản phẩm

0
1
0 đánh giá
2
0 đánh giá
3
0 đánh giá
4
0 đánh giá
5
0 đánh giá
Theo tiêu chí đánh giá
Chọn điểm đánh giá:
tin tức Liên quan
đối tác
Zalo
Saigon Luxury Travel
Messenger
Whatsaap