Là một công trình mang hơi thở của nền kiến trúc Chăm Pa - Tháp Poshanư (hay còn gọi là tháp Chăm Phố Hài), đây là một trong những điểm đến vô cùng nổi tiếng với khách du lịch khi có cơ hội ghé thăm Phan Thiết. Đồng thời, tháp Poshanư cũng là nơi lưu giữ rất nhiều vật phẩm có giá trị nghệ thuật, lịch sử, văn hóa của một nền văn hóa Chăm Pa ngày đó. Chính vì thế, nơi đây dần trở thành một điểm tham quan hấp dẫn du khách đến đây khám phá và tham quan
Tháp Chàm Poshanư ở đâu?
Tháp tọa lạc trên ngọn đồi Bà Nài, phường Phú Hài, cách thành phố Phan Thiết 7km, thuộc khu di tích Lầu Ông Hoàng ngày xưa - nơi được biết đến với câu chuyện tình thi ca nổi tiếng của nhà thơ Hàn Mặc Tử và người con gái Mộng Cầm.
Được biết, tháp chàm Poshanư đã bắt đầu khởi công xây dựng vào khoảng những năm cuối thế kỷ thứ 8 đầu thế kỷ thứ 9. Tháp được xây nhằm mục đích thờ thần Shiva - vị thần quyền năng của Ấn Độ giáo được người Ấn và người Chăm rất sùng bái và tôn kính.
>> Gợi ý cho bạn:
Khám phá vẻ đẹp hoang sơ của Đồi cát trắng Mũi Né
Tháp Chàm Poshanư – tinh hoa nghệ thuật kiến trúc của người Chăm
Nét kiến trúc vô cùng lạ mắt của tháp chính là điểm nhấn đầu tiên lưu lại trong kí ức của du khách khi đến đây. Tháp Poshanư Bình Thuận tuy có kích thước vừa và nhỏ những lại sở hữu phong cách kiến trúc Hòa Lai độc đáo - một trong những kiểu kiến trúc kinh điển chắt lọc những tinh hoa ấn tượng nhất của người Cham Pa cổ.
Tháp Poshanư Mũi Né được thiết kế với 3 tầng, ở mỗi tầng đều được trang trí bởi những bông hoa và hình tượng kỳ lạ được chạm khắc dày đặc trên bề mặt gạch. Có thể bạn chưa biết, bên trong tòa tháp được thờ bộ phận sinh thực khí Linga - Yoni bằng chất liệu đá xanh nguyên khối – Đây chính là linh vật linh thiêng nhất trong các đền thờ của người theo đạo Hin-đu giáo.
Cấu trúc gồm 3 tháp:
Tháp chính A có 4 tầng. Bốn mặt của tháp có hình vuông, càng lên cao sẽ thu nhỏ dần, làm cho hình dạng chung của tháp sẽ to phần dưới và nhỏ lại ở phần đỉnh tháp. Phần cửa ra vào được thiết kế theo hình vòm cuốn, trên bề mặt là rất nhiều hoa văn tinh tế được chạm khắc một cách tỉ mỉ. Dù thời gian đã trôi qua rất lâu, song nó vẫn còn giữ được khá nguyên vẹn và rõ nét các hình ảnh.
Tháp phụ B nằm riêng nhích về hướng Bắc, với chiều cao khoảng 12m. Tháp phụ này có kiến trúc khá tương đồng với tháp A nhưng có phần đơn giản hơn. Trước đây trong tháp có thờ con bò thần Namdin nhưng một thời gian thì không thấy nữa. Năm 1995, lúc khai quật dưới lòng đất đã tìm thấy 1 bàn chân và 1 tai bò thần bằng đá.
Tháp phụ C do trải qua thời gian dài, đã không còn giữ nguyên trạng như ban đầu. Hiện nay, tháp này chỉ còn lại chiều cao khoảng 4m và duy nhất 1 cửa. Những kiến trúc và trang trí điêu khắc bên ngoài tháp đã bị thời gian bào mòn chỉ còn lại một số đường nét gốc. Ngọn tháp này để thờ thần lửa.
>> Xem thêm:
Tịnh xá Ngọc Hòa và bức tượng Phật đôi cao nhất Việt Nam
Một số Lễ hội tại Tháp Chàm Poshanư Mũi Né
Nếu đến với tháp chàm Poshunu Mũi Né vào đúng dịp lễ hội thì chuyến đi của bạn chắc chắn sẽ ý nghĩa và trọn vẹn hơn rất nhiều đấy nhé! Du khách có thể thoải mái hòa mình vào không khí vui tươi, rộn ràng của người Chăm địa phương với những giai điệu uyển chuyển của nhưng cô gái Chăm trong trang phục váy, áo lộng lẫy kết hợp với những nhạc cụ truyền thống như: đàn Kanhi, trống Ginăng, trống Paranưng, kèn Xaranai, Grong (lục lạc),… đảm bảo sẽ làm say đắm lòng bạn cho mà xem.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lưu lại thời gian diễn ra một số lễ hội khác như:
- Lễ hội Kate - diễn ra vào ngày 1/7 hàng năm theo lịch Chăm (tức tháng 9 hoặc tháng 10 dương lịch).
- Các lễ hội Rija Nưga, Poh Mbăng Yang được tổ chức vào tháng giêng âm lịch.
- Lễ cầu mưa, cầu an của người Chăm,…
Vào những ngày thường, khách du lịch đến tham quan Tháp Poshanư sẽ được thưởng thức những tiết mục nghệ thuật dân gian Chăm đặc sắc. Chương trình biểu diễn này sẽ được tổ chức theo yêu cầu và xem nghệ nhân trình diễn nghề dệt vải thủ công.
→ Book ngay tour du lịch Phan Thiết giá rẻ với ƯU ĐÃI cực hấp dẫn đang được diễn ra bạn nhé!